Đầu tư gì trước khả năng xảy ra lạm phát?
Dịch bệnh COVID-19 kéo dài gần 2 năm qua đã tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu và cả Việt Nam. Để cứu nền kinh tế đưa về trạng thái ổn định và tăng trưởng trong dài hạn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất ngân sách 800.000 tỷ đồng để làm gói kích thích, làm đòn bẩy kinh tế.
Vai trò cấp thiết của gói kích thích 800.000 tỷ đồng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có tờ trình Chính phủ về “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023”. Chương trình dự kiến gồm 4 phần, như sau:
- Chương trình tổng thể mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
- Chương trình an sinh xã hội và việc làm;
- Chương trình phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh;
- Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.
Với các mong muốn và mục tiêu hướng tới thì dự kiến chương trình sẽ cần khoảng 800.000 tỷ đồng (khoảng 35 tỷ USD) và sẽ được giải ngân theo từng thành phần chương trình theo tiến độ cụ thể.
Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Nam, Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng, Đại học Đại Nam đánh giá gói kích thích kinh tế 800.000 tỷ đồng này là vô cùng cấp thiết. Đây là giải pháp cần thiết để giải tỏa áp lực cho nền kinh tế lúc này.
Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Nam chia sẻ với báo Nhịp Sống Kinh Tế
Ông chia sẻ với báo Nhịp Sống Kinh Tế: “Trong nhiều thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu và đầu tư công. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài gần 2 năm qua, cả hai yếu tố động lực tăng trưởng phải gánh chịu tác động hết sức tiêu cực khiến cho “sức khỏe” của nền kinh tế đang bị ảnh hưởng mạnh. Chính vì vậy, gói kích thích này là liều thuốc bắt buộc mà Chính phủ Việt Nam không có lựa chọn nào khác hiệu quả hơn.”
Bộ Kế hoạch – Đầu tư cũng đặt rất nhiều kỳ vọng cho gói kích thích kinh tế lần này. Nếu chương trình được triển khai tốt thì nền kinh tế cả nước ở 5 năm tiếp theo (2021 – 2025) sẽ tăng trưởng ở mức 6,4 – 6,8%/năm. Nợ công sẽ tăng lên nhưng vẫn trong phạm vi kiểm soát (khoảng 47% năm 2022 và 49% năm 2023)
Khi có một gói kích cầu lớn đổ vào một nền kinh tế thì người dân sẽ nghĩ ngay đến lạm phát. Mọi người bắt đầu thay đổi hành vi mua sắm, đầu tư, kinh doanh của mình để chuẩn bị cho một kịch bản lạm phát như kỳ vọng.
Vậy đặt trường hợp nếu có lạm phát thật sự xảy ra thì chúng ta cần phải làm gì? Nên đầu tư gì khi lạm phát tăng cao? Mời các bạn đọc đến với phần tiếp theo của bài viết.
Thực trạng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn năm 2008
Có thể nói năm 2008 là năm điển hình của một nền kinh tế bị lạm phát tại Việt Nam khi mà chỉ số lạm phát cao kỷ lục (tính từ năm 1991) với con số ghi nhận là 19,9%. Hàng hóa và dịch vụ bán lẻ rơi vào trạng thái ảm đạm khi mà giá cả liên tục theo thang.
Diễn biến lạm phát của Việt Nam qua các năm thông qua chỉ số CPI
Những người có thu nhập thấp buộc phải “sống khổ” vì giá cả hàng hóa, dịch vụ leo thang. Doanh nghiệp đau đầu vì hàng hóa tiêu thụ chậm, việc thanh toán lương và các chế độ cho nhân viên cũng dần trở nên áp lực.
Chưa hết, thiên tai, dịch bệnh năm 2008 liên tiếp xảy ra làm bất ổn giá nông phẩm trên thị trường; cùng với đó là giá xăng dầu, vật liệu xây dựng cũng đồng loạt tăng cao khiến khó khăn chồng chất khó khăn lên vai những hộ gia đình có thu nhập thấp.
Chúng ta nên đầu tư gì khi lạm phát tăng cao?
Việt Nam và thế giới đang trải qua những giai đoạn chống dịch cực kỳ khó khăn và khả năng lạm phát sẽ diễn ra trên toàn cầu. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, người thông minh sẽ biết cách dùng tiền của mình để đầu tư kinh doanh và cụ thể là sẽ đầu tư vào bất động sản.
Vì sao không phải là kênh đầu tư khác mà lại là đầu tư vào bất động sản?
- Sở dĩ chúng ta nên chọn đầu tư vào bất động sản khi có lạm phát tăng cao là vì đây là kênh có thể giữ lại giá trị đồng tiền của bạn tốt nhất, thậm chí sẽ tăng giá trong dài hạn.
- Gửi tiền vào ngân hàng khi lạm phát thì chưa chắc lãi suất tiền gửi ngân hàng đã cao hơn chỉ số lạm phát. Trường hợp lãi ngân hàng thấp hơn chỉ số lạm phát thì việc gửi ngân hàng không những không mang lại lợi nhuận mà còn làm mất giá tiền.
- Đầu tư vào chứng khoán khi lạm phát cũng bị coi là một kênh đầu tư khá mạo hiểm. Khi có lạm phát xảy ra, diễn biến thị trường vô cùng khó đoán cộng với đó là các chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước sẽ khiến mọi chuyện khó kiểm soát hơn.
- Đầu tư vào vàng khi có lạm phát cao xảy ra cũng là một gợi ý nhưng do giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế đang có sự chênh lệnh cao và nhiều biến động nên thực chất là không an toàn.
Vậy sau tất cả thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất khi lạm phát tăng cao. Một số loại hình bất động sản đầu tư sinh lời tốt phải kể đến như: đất nền ven đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản công nghiệp, căn hộ trung tâm,…
Richard Group đang sở hữu những quỹ đất nền Bảo Lộc, Phú Quốc với giá đầu tư rất tốt cho mùa dịch. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để sở hữu đất nền vị trí đẹp, tiềm năng sinh lời cao với mức giá hấp dẫn nhất nhé.
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đầu tư vào các dự án căn hộ trung tâm có thời gian bàn giao “thoát dịch” như D-Homme Quận 6, D-Aqua Quận 8, và mới đây nhất là Asiana Riverside Quận 7 để vừa tránh tiền mất giá vừa sinh lợi trong dài hạn.