QUY TRÌNH 6 BƯỚC TRONG MUA BÁN NHÀ ĐẤT ĐẦY ĐỦ NHẤT 2021
Nhờ có quy trình mà mọi việc trong cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Khách hàng chuyển nhượng bất động sản nên nắm vững quy trình mua bán nhà đất để tự tin giao dịch, không sợ “tiền mất tật mang”.
Mục Lục
Quy trình mua bán nhà đất là gì và thường có mấy bước?
Quy trình mua bán nhà đất là các bước thực hiện theo trình tự của cả người mua và người bán từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc một giao dịch bất động sản. Trong đó, bao gồm các thủ tục liên quan đến quyền lợi các bên và cả các thủ tục liên quan đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Quy trình mua bán nhà đất thông thường được chia thành 6 giai đoạn tương đương với 6 bước mà người mua và người bán nên biết.
Quy trình mua bán nhà đất đầy đủ 2021 gồm có 6 bước
Lợi ích khi bạn nắm vững quy trình mua bán nhà đất
Việt Nam ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Chúng ta đi nhiều, trải nghiệm nhiều thì sẽ biết nhiều. Mà khi chúng ta đã có kiến thức thì chỉ có thêm lợi chứ không có hại. Trong kinh doanh bất động sản, bạn nắm vững quy trình mua bán nhà đất là bạn đã nắm một lợi thế lớn trong tay.
Dù bạn là người mua hay người bán thì cũng cần phải biết quy trình mua bán nhà đất vì nó sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sau đây:
Tự tin giao dịch
Quy trình mua bán nhà đất có nêu rõ các loại giấy tờ và các bước thực hiện. Do đó, bạn sẽ biết rõ mình cần chuẩn bị gì và sắp tới mình sẽ cần phải làm gì một cách rõ ràng. Khi bạn đã biết rõ mọi thứ thì bạn tất nhiên sẽ tự tin hơn khi bắt đầu một giao dịch.
Bảo vệ quyền lợi cá nhân
Quy trình mua bán nhà đất cũng có nêu rõ các bước từ đầu đến cuối của một giao dịch. Trong quy trình cũng chi tiết được nội dung đặt cọc và hợp đồng. Nhờ vậy, người mua và người bán sẽ biết cách thương thảo hợp đồng để đảm bảo quyền lợi đôi bên.
Tiết kiệm thời gian
Thời gian tiến hành chuyển nhượng một bất động sản sẽ nhanh hơn khi bạn đã nắm được tất cả các bước. Việc của bạn chỉ là làm theo từng bước mà không cần phải suy nghĩ tiếp theo sẽ làm gì.
Tiết kiệm chi phí
Ngày nay, bất cứ nơi nào phát sinh nhu cầu thì chắc chắn sẽ có người cung cấp dịch vụ. Khi bạn đang cần gấp giấy tờ nhưng lại không nắm được trình tự các bước trong quy trình mua bán nhà đất thì chắc chắn sẽ có nhu cầu tìm người làm hộ và chấp nhận trả phí. Nhưng nếu bạn đã biết quá rõ quy trình quy trình mua bán nhà đất thì tất nhiên sẽ không còn tốn kém nữa rồi.
Thủ tục mua bán nhà đất cần có những giấy tờ gì?
Bất động sản là một loại tài sản có giá trị nhất và là tài sản thường xuyên xảy ra tranh chấp. Để giải quyết mọi vấn đề xoay quanh bất động sản, Nhà nước ta đã cho ra hàng loạt luật có liên quan như: luật đất đai, luật kinh doanh bất động sản, luật dân sự,… và song song với luật thì sẽ là các giấy tờ thủ tục.
Trong quy trình mua bán nhà đất thì bạn sẽ cần chuẩn bị trước những loại giấy tờ sau:
Hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc được thành lập giữa bên mua và bên bán cùng với nhân chứng. Nội dung hợp đồng đặt cọc phải thể hiện rõ: thông tin các bên, số tiền đặt cọc, thời gian tiến hành ký hợp đồng mua bán, điều khoản nếu vi phạm hợp đồng.
Một lưu ý quan trọng mà mọi người thường bỏ qua là điều khoản vi phạm hợp đồng. Khi lập hợp đồng đặt cọc thì cần giải quyết được các câu hỏi sau:
- Khi không tiến hành ký hợp đồng mua bán như cam kết thì khoản cọc sẽ xử lý như thế nào?
- Người bán có chấp nhận hoàn cọc cho người mua hay không?
- Và nếu có hoàn cọc thì sẽ hoàn lại bao nhiêu?
- Trường hợp chủ sở hữu đổi ý không bán nữa thì sẽ xử lý ra sao?
Hợp đồng mua bán
Tương tự như hợp đồng đặt cọc nhưng tính chất của hợp đồng mua bán thì quan trọng hơn rất nhiều. Đây là căn cứ đầu tiên để cơ quan thẩm quyền có thể xác nhận việc bạn có chuyển nhượng được bất động sản đó hay không.
Hợp đồng mua bán được đôi bên thảo luận càng chặt chẽ thì sẽ đảm bảo được quyền lợi của đôi bên. “Mất lòng trước, được lòng sau”, những câu truyền miệng của ông cha ta chưa bao giờ là sai.
Nếu khách hàng hay người bán của bạn là người rõ ràng thì hợp đồng mua bán chặt chẽ cũng khiến họ thích hơn so với việc chỉ làm qua loa nhưng cuối cùng lại phát sinh nhiều vấn đề khác.
Thẻ căn cước công dân
Cả người mua và người bán đều cần chuẩn bị chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn thời hạn, cả bản gốc lẫn bản công chứng (thời hạn không quá 6 tháng)
Hộ khẩu
Bên phía người bán nếu có đồng chủ sở hữu thì cần chuẩn bị thêm hộ khẩu thường trú của các đồng chủ sở hữu (có thể là: vợ, chồng, anh, chị hoặc em,…)
Giấy đăng ký kết hôn/ giấy xác nhận độc thân
Trường hợp chủ sở hữu tài sản đã kết hôn phải chuẩn bị giấy đăng ký kết hôn. Nếu người bán chưa có gia đình thì cần có giấy xác nhận độc thân.
Ngoài ra, nếu chủ sở hữu đã từng lập gia đình và đã ly hôn thì phải có quyết định ly hôn của tòa án và xác nhận phân chia tài sản.
Nếu tài sản đang rao bán là tài sản nhận thừa kế thì phải đi kèm với di chúc thừa kế hợp pháp.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nếu tài sản đó là đất thì chủ sở hữu phải xuất trình được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Nếu bất động sản đó là một căn nhà trên đất thì chủ sở hữu phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
Đặc biệt nếu tài sản chuyển nhượng là căn hộ thì giấy tờ pháp lý sẽ là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
Giấy ủy quyền (nếu có)
Nếu người bán không thể tham gia trực tiếp vào giao dịch có thể thành lập giấy ủy quyền cho đương sự khác. Tuy nhiên phải xác định rõ thời hạn nhận ủy quyền, nội dung ủy quyền và đặc biệt là phải được công chứng theo đúng quy định của pháp luật.
6 bước trong quy trình mua bán nhà đất đầy đủ nhất
Bước 1: Đặt cọc
Sau khi đã thống nhất về giá bán thì người mua và người bán đi đến bước đầu tiên trong một quy trình mua bán nhà đất là đặt cọc.
Người bán và khách mua có thể tiến hành thủ tục đặt cọc trực tiếp tại văn phòng công chứng hoặc chỉ cần lập hợp đồng đặt cọc với tối thiểu 2 người làm chứng.
Nội dung của hợp đồng đặt cọc cơ bản sẽ thông qua các nội dung chính sau:
- Thông tin pháp lý của Bên A (Bên bán)
- Thông tin pháp lý của Bên B (Bên mua)
- Thông tin mô tả chi tiết của tài sản
- Giá trị hợp đồng
- Số tiền đặt cọc
- Hình thức thanh toán và các đợt thanh toán
- Xác định thời điểm tiến hành giao kết hợp đồng mua bán
Một số điều khoản khác có liên quan như: bên chịu thuế phí, trường hợp vi phạm hợp đồng và khoản phạt.
Bước 2: Thanh toán và ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng
Dựa theo hợp đồng đặt cọc đã giao kết trước đó, hai bên tiến hành đến bước tiếp theo của quy trình mua bán nhà đất là bắt đầu thanh toán đợt 1 và xác lập hợp đồng mua bán. Hợp đồng mua bán thường đã có sẵn mẫu tại các văn phòng công chứng nên việc của các bên là chuẩn bị các loại giấy tờ có liên quan.
Những loại giấy tờ mà bên bán cần mang theo
Sổ đỏ hoặc sổ hồng: bản gốc
CMND/ Hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân: 1 bản gốc và 04 bản photo công chứng
Hộ Khẩu: 1 bản gốc và 04 bản photo công chứng
Giấy đăng ký kết hôn: 1 bản gốc và 04 bản photo công chứng
Một số trường hợp đặc biệt sẽ có phát sinh thêm các loại giấy tờ khác như: Giấy xác nhận độc thân, quyết định ly hôn và phân chia tài sản từ tòa án, quyết định phân chia tài sản theo di chúc,…
Những loại giấy tờ mà bên mua cần mang theo
CMND/ Hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân: 1 bản gốc và 04 bản photo công chứng
Hộ Khẩu: 1 bản gốc và 04 bản photo công chứng
Trong bước 2 của quy trình mua bán nhà đất, khách hàng đã có sự hỗ trợ từ phía phòng công chứng nên cũng không mấy khó khăn, chỉ cần lưu ý mang theo đầy đủ các giấy tờ trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ mua bán nhà đất đến cơ quan công quyền
Bước tiếp theo mà một quy trình mua bán nhà đất không thể thiếu đó chính là bạn phải nộp hồ sơ mua bán nhà đất đến cơ quan công quyền.
Sau khi công chứng hợp đồng mua bán thì người mua cần mang những giấy tờ sau đến văn phòng Quận Huyện:
- 2 bản sổ hộ khẩu
- CMND
- Đăng ký kết hôn/ Giấy chứng nhận độc thân
- 2 bản hợp đồng đã công chứng và đầy đủ chữ ký của hai bên.
- Sổ đỏ bản gốc
Bước 4: Đóng thuế và phí trước bạ
Bước thứ 4 của quy trình mua bán nhà đất là bạn phải tiến hành đóng thuế và phí trước bạ
Hồ sơ chuyển nhượng bất động sản sau khi được thành lập thì sẽ có phát sinh những khoảng thuế và phí sau:
Thuế TNCN = 2% x giá trị trên hợp đồng (Bên mua)
Phí trước bạ = 0.5% x giá trị trên hợp đồng (Bên bán)
Phí địa chính = 15.000 đồng/ hồ sơ
Phí thẩm định = 0,15% x giá trị trên hợp đồng (từ 100.000 đồng đến không quá 5.000.000 đồng/ hồ sơ).
Phí cấp sổ đỏ hoặc sổ hồng = 0.15% x giá trị hợp đồng
Bước 5: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ra quyết định thẩm định
Sau khi người bán và người mua hoàn tất thủ tục đến bước 4 thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ tiến hành kiểm tra và xác minh lại thông tin của thửa đất hoặc bất động sản. Đây là khâu vô cùng quan trọng và mang tính chất quyết định trong quy trình mua bán nhà đất.
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính, người mua sẽ nộp lại toàn bộ hồ sơ bao gồm: hợp đồng mua bán, hồ sơ địa chính, biên lai trước bạ,… đến Sở địa chính để tiến hành chuyển đổi chủ sở hữu của bất động sản
Đây cũng là bước cuối cùng trong một quy trình mua bán nhà đất hoàn thiện. Từ lúc được đăng ký thay đổi với Sở địa chính thì người mua đã chính thức trở thành chủ nhân đích thực của bất động sản này. Và đây cũng là lúc kết thúc một giao dịch chuyển nhượng mua bán nhà đất.
Khách hàng chỉ cần đợi từ 20 đến 45 ngày (kể từ ngày đăng ký thay đổi) để được nhận sổ đỏ hay sổ hồng.
Những lưu ý quan trọng trước khi mua bán nhà đất đã có sổ đỏ
Khách hàng ngoài cần nắm quy trình mua bán nhà đất thì cũng nên lưu ý một số thông tin dưới đây trước khi chọn mua một bất động sản:
- Kiểm tra đầy đủ tính pháp lý của bất động sản
- Chuẩn bị đầy đủ tất cả các giấy tờ cho từng bước
- Lựa chọn văn phòng công chứng uy tín.
- Thận trọng trong ký hợp đồng, giao tiền, giao giấy tờ.
- Nắm vững thủ tục sang tên sổ đỏ
Trên đây là tất cả nội dung có liên quan đến quy trình mua bán nhà đất đầy đủ nhất 2021 mà Richard Group muốn gửi đến Quý khách hàng. Kính chúc các bạn có những giao dịch suôn sẻ và thành công rực rỡ.
Bạn vẫn còn một số thắc mắc chưa rõ về quy trình mua bán nhà đất, cần tư vấn xin liên hệ Hotline: 028 7309 7890